Biểu tượng Rồng trong văn hóa người Việt

Cập nhật lúc 16:01, Thứ tư, 14/02/2024 (GMT+7)
print 
Rồng từ lâu đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân quen và là một phần gắn liền với văn hóa tâm linh người Việt. Trong không khí những ngày đầu Xuân năm Giáp Thìn, chúng ta hãy cùng nhìn lại nguồn gốc và ý nghĩa của Rồng trong văn hóa người Việt.

Rồng trong văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây

Rồng được biết đến như một linh vật huyền bí, đại diện cho quyền lực, sự may mắn, thịnh vượng và thăng tiến. Rồng hay còn được gọi là Long, là loài vật xuất hiện trong cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

 

Trong văn hóa phương Tây, rồng giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa, là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

Rồng trong văn hóa người Việt

Trong văn hóa Việt Nam, rồng gắn với truyền thuyết Hồng Bàng Thị, mang ý nghĩa nguồn cội, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Tổ tiên người Việt bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân (vốn là rồng) lấy bà Âu Cơ (dòng dõi tiên). 

Bà Âu Cơ sinh được trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, lập nên nước Đại Việt, lấy hiệu là Hùng Vương. Từ đó, người Việt Nam luôn tự hào vì dòng dõi tiên rồng của mình.

Truyền thuyết con rồng cháu tiên

Hình ảnh của rồng gắn liền với bậc đế vương, thể hiện quyền uy, mang năng lực tâm linh siêu nhiên. Ấn tín của vua chúa được chạm khắc hình tượng rồng vàng, biểu trưng cho sức mạnh và sự uy quyền của bậc đế vương, người đứng đầu. Hình rồng trên hoàng bào, đồ dùng của vua, chỉ có vua mới được sử dụng hình tượng này để khẳng định vị trí tôn quyền của mình. Rồng chính là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, bất bại trước kẻ thù.

Rồng là biểu tượng của sức mạnh và quyền uy

Hình rồng trong những không gian tín ngưỡng của người Việt như: chùa chiền, lăng tẩm, miếu thờ… Rồng không được thờ cúng trong đền chùa như những linh vật khác mà thường trong tư thế nằm chầu, cuốn quanh cột xây, nằm uốn lượn trên mái đình… Hình ảnh này là biểu tượng cho sự che chở, phục vụ, luôn sẵn sàng bảo vệ. 

Hình ảnh rồng trong những không gian tín ngưỡng của người Việt

Trong phong thủy, rồng là linh vật hội tụ các yếu tố tự nhiên, do đó được coi như một linh vật của sự thịnh vượng, may mắn, trí tuệ, được gửi gắm những ước vọng: cầu nắng, cầu mưa, cầu phồn thực… Rồng là biểu tượng của mưa thuận gió hòa, của chân thiện mỹ, điều tốt đẹp.

Rồng là một trong bốn linh vật mang may mắn: Long, Lân, Quy, Phượng. Rồng đại diện cho tính dương, sức mạnh của người đàn ông. Song hành với rồng chính là phượng hoàng, đại diện cho tính âm, người phụ nữ. Hình ảnh rồng phượng được biết đến như một biểu tượng của sự hòa hợp âm dương.

Rồng đứng thứ 5 trong 12 con giáp. Năm Thìn được coi là năm mang đến đại cát, đại lợi. Những người sinh vào năm rồng thường được gọi là người tuổi Thìn. Dân gian tin rằng, những người tuổi thìn có tâm tính bộc trực, tốt bụng, thường giúp đỡ người khác. Người tuổi Thìn là người có trí tuệ, thông minh, sáng suốt, có tâm đạo, tự thân có mối liên kết sâu sắc với tâm linh.

Hình ảnh con rồng đã trở nên thân thuộc với mỗi người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rồng luôn là biểu tượng cao quý, được nhiều người yêu mến, cung kính và tôn thờ.

Ban CTCT&CTSV